You dont have javascript enabled! Please enable it!

6 cách dạy con sai lầm khiến con luôn tự ti

25/09/2020
cách dạy con,cách dạy con sai lầm,con tự ti,sai lầm khi dạy con,sai lầm khi dạy con cái,cách dạy con ngoan,cách dạy con thông minh,cách dạy con của người nhật

6 cách dạy con sai lầm khiến con luôn tự ti mà bố mẹ phải lưu ý cẩn thận. Đôi khi ba mẹ đã quá tự tin vào cách dạy của mình mà không màng đến kết quả xấu cho con. Trong đó, chúng tôi đã thống kê được 6 cách dạy sai lầm khiến con ngày càng tự ti nhưng ba mẹ vẫn không hay biết.

Để con trốn tránh trách nhiệm
Trẻ nhỏ làm việc nhà không chỉ là để phụ giúp ba mẹ, vận động cơ thể mà còn hình thành nên tính trách nhiệm với gia đình. Thế nhưng, nhiều phụ huynh lại bắt con cái chỉ nên tập trung học, hoặc sợ con bẩn quần áo nên không cho con làm việc nhà. Cách dạy này chỉ càng khiến bé lười nhác và không biết đỡ đần cho cha mẹ thôi!
Thế nên, hãy giao việc nhà phù hợp với độ tuổi của trẻ, nhằm giúp trẻ phát huy khả năng quán xuyến mọi thứ và có trách nhiệm với tập thể.

Không cho phép con mắc lỗi
Thất bại là mẹ thành công – Nên không ai nên khôn, nên giỏi mà không gặp thất bại nhiều lần.
Ấy thế mà có nhiều phụ huynh lại không cho phép con làm sai bất cứ điều gì, dù là sút hỏng một trận bóng hay tính toán sai một phép tính. Những lúc như vậy, bạn la mắng con, nhảy vào làm dùm con hoặc không thèm cổ vũ con nữa. Nghĩa là bạn đang tước đi cơ hội được sửa sai và dám phiêu lưu, chinh phục thách thức của con.

Do đó, bạn hãy thay đổi thái độ đối với trẻ mỗi khi bé mắc lỗi. Không nên càu nhàu, làm thay mà hãy để trẻ tự trải nghiệm thất bại của mình và chui rèn ý chí, bản lĩnh, sức mạnh tinh thần, để làm tốt hơn trong những lần sau.

Hình thành tâm lý nạn nhân
Nhiều ba mẹ hay gieo vào đầu con những tư tưởng mình là “nạn nhân” của số phận như: “Ba mẹ không thể mua được chiếc váy này cho con vì như con biết đấy, nhà mình nghèo lắm!”…
Việc hình thành tư tưởng nạn nhân trong bé sẽ khiến tâm trạng của bé thêm tiêu cực và bé sẽ nhìn cuộc đời bằng con mắt ganh ghét, vì bé nghĩ rằng ai cũng sướng hơn bé. Thế nên, thay vì phàn nàn trách móc về số phận bất hạnh, kém may mắn, ba mẹ hãy vẽ ra cho bé một tương lai sáng lạn.
Ví dụ: “Chiếc váy này khá là đắt tiền và ba mẹ không đủ tiền để mua. Nhưng con có thể mua nó sau khi cống hiến trí óc và sức lao động vào những công việc bán thời gian, việc làm thêm… để kím tiền mua váy!”
Câu nói như vậy rất quan trọng vì nó giúp bé hình thành tư tưởng tự thân vận động, làm chủ chính mình và tin vào sức lao động trong cuộc sống.

Quá bao bọc con
Người Á Đông có tâm lý bao bọc con cái quá mức, nhất là đối với con trai (do tư tưởng trọng nam khinh nữ). Đó là lí do đứa trẻ lớn lên mà không có nhiều trải nghiệm sống, dẫn đến không có kỹ năng sống và dễ thất bại trên đường đời.
Vì thế, dù là con gái hay con trai, hãy để con ra ngoài nhiều hơn, tiếp xúc với xã hội nhiều hơn, thử sức với nhiều vấn đề nan giải hơn. Ba mẹ chỉ nên là người đồng hành, theo sát và chỉ dẫn cho con nên làm thế nào cho đúng, chứ không nên ngăn cấm con không được trải nghiệm.

Kỳ vọng về sự hoàn hảo
Kỳ vọng giúp bé thấy được mục tiêu và cố gắng là tốt, nhưng kỳ vọng quá mức hay đặt kỳ vọng sẽ để lại hậu quả tồi tệ.
Bởi những kỳ vọng sai sẽ chỉ mang đến cho con sự chán nản, bất lực vì không thể làm hài lòng ba mẹ. Do đó, ba mẹ cần quan sát con kỹ càng, để biết con mình có ưu thế nào và khuyết điểm nào. Hãy đặt ra mục tiêu và kỳ vọng điểm mạnh của con (nhưng nhớ là vừa sức), để bé có động lực tiến lên phía trước.

Trừng phạt hơn là kỷ luật
Các bé đều biết khi mình làm sai sẽ bị phạt. Tuy nhiên, cách phụ huynh trách phạt như thế nào cho đúng lại là một câu chuyện khác.
Hầu hết chúng ta chọn cách trừng phạt nhiều hơn là kỷ luật bé. Trong đó, trừng phạt sẽ làm cho bé thấy rằng “Ôi mình thật tồi tệ vì mình đã làm hỏng hết mọi thứ!” trong khi đó kỷ luật sẽ mang đến cho trẻ sự nhận thức đúng đắn về lỗi lầm của bản thân và kích thích tính tự giác thay đổi của trẻ.
Chính vì thế, bạn cần làm sao để trẻ nhận ra lỗi lầm của mình và tự giác thay đổi, chứ không phải là làm cho trẻ nghi ngờ về nhân cách của chính mình.
Bài viết đã chỉ ra 6 cách dạy con sai lầm của nhiều bậc phụ huynh. Mong rằng mỗi gia đình chúng ta có thể cải thiện được cách dạy của mình để giúp cho những đứa trẻ tiến bộ hơn, mau chóng nên người.